Bài đăng

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa phương pháp luận

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa phương pháp luận? Quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của các trường phái triết học. Mọi trường phái TH đều tập trung giải quyết. Tuy nhiên mỗi trường phái khác nhau thì có cách lý giải khác nhau. Theo quan điểm duy tâm cho rằng ý thức tinh thần là cái có trước, giữ vai trò quyết định đối với vật chất. Quan điểm nhị nguyên luận thì cho rằng cả VC và YT đều song song tồn tại, không có cái nào giữ vai trò quyết định và cả 2 đều là những nguyên thể đầu tiên để tạo nên thế giới. Chỉ đến TH MLN thì quan hệ này mới giải quyết 1 cách triệt để và có căn cứ khoa học. Để hiểu được giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ như thế nào, trước hết chúng ta cần nắm được các định nghĩa về vật chất và ý thức theo quan niệm của chủ nghĩa Mác.      1. Định nghĩa vật chất. Định nghĩa phạm trù vật chất của Lênin được diễn đạt như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con ...

Vấn đề cơ bản của triết học và phân định các trường phái triết học khác nhau

Vấn đề cơ bản của triết học và phân định các trường phái triết học khác nhau Triết học là một hình thái ý thức xã hội, là học thuyết nghiên cứu về những vấn đề chung nhất của thế giới tự nhiên, XH và con người, nghiên cứu và giải quyết mối quan hệ của con người nói chung, của tư duy con người nói riêng với thế giới xung quanh. Triết học phản ánh thế giới một cách chỉnh thể, nghiên cứu những vấn đề chung nhất, những quy luật chung nhất của chỉnh thể này và thể hiện chúng một cách có hệ thống dưới dạng lý luận. Ra đời từ khoảng thế kỷ VIII - VI TCN, triết học đã tồn tại và phát triển qua hàng ngàn năm trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Tổng kết toàn bộ lịch sử triết học, đặc biệt là lịch sử triết học cổ điển Đức, Ph.Ăngghen đã khái quát: “Vấn đề cơ bản của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại”. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt: Thứ nhất, giữa ý thức và vật chất cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào?Hay n...

Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Sự vận dụng của Đảng và nhà nước ta.

Hình ảnh
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, phát triển kinh tế xã hội Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đảm bảo phục vụ cho công cuộc đối mới đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Vậy cơ sở hạ tầng là gì? Kiến trúc thượng tầng là gì? Giữa chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào? QHSX được hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất tạo thành quan hệ vật chất của xã hội. Trên cơ sở QHSX hình thành nên các quan hệ về chính trị và tinh thần của xã hội. Hai mặt đó của đời sống xã hội được khái quát thành CSHT và KTTT của xã hội. Trong đó: CSHT là toàn bộ những QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định. CSHT của một xã hội cụ thể bao gồm QHSX thống trị, QHSX tàn dư của xã hội cũ và QHSX mầm mống của xã hội tương lai. Trong đó, QHSX thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các QHSX khác, nó quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế - xã hội. Bởi vậy, CSHT của một xã hội cụ thể được đặc...

Nguyên lý mối liên hệ phổ biến. Ý nghĩa phương pháp luận. Liên hệ công tác

Hình ảnh
Khi nghiên cứu về Phép biện chứng duy vật trong triết học Mác-Lênin nổi bật lên nội dung của C. Mác và Ph.Ăngghen bàn về mối liên hệ phổ biến. Tìm hiểu mối liên hệ phổ biến này có giá trị ở chỗ định hướng cho chúng ta trong khi xem xét và giải quyết vấn đề cần phải tôn trọng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể để tránh những sai sót, va vấp trong công việc và đời sống. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung cơ bản của mối liên hệ phổ biến theo quan điểm của triết học Mác-Lênin. Trong lịch sử triết học đã có nhiều quan điểm khác nhau khi đi vào giải quyết vấn đề: các sự vật, các hiện tượng, các quá trình khác nhau của thế giới có mối liên hệ có mối liên hệ qua lại với nhau hay tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quyết định mối liên hệ đó? Những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại độc lập, tách rời nhau, không có sự phụ thuộc, ràng buộc và quy định lẫn nhau. Nếu có thì cũng chỉ là những qu...