Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Nguyên lý mối liên hệ phổ biến. Ý nghĩa phương pháp luận. Liên hệ công tác

Khi nghiên cứu về Phép biện chứng duy vật trong triết học Mác-Lênin nổi bật lên nội dung của C. Mác và Ph.Ăngghen bàn về mối liên hệ phổ biến. Tìm hiểu mối liên hệ phổ biến này có giá trị ở chỗ định hướng cho chúng ta trong khi xem xét và giải quyết vấn đề cần phải tôn trọng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể để tránh những sai sót, va vấp trong công việc và đời sống. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung cơ bản của mối liên hệ phổ biến theo quan điểm của triết học Mác-Lênin.
Kết quả hình ảnh cho maclenin
Trong lịch sử triết học đã có nhiều quan điểm khác nhau khi đi vào giải quyết vấn đề: các sự vật, các hiện tượng, các quá trình khác nhau của thế giới có mối liên hệ có mối liên hệ qua lại với nhau hay tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quyết định mối liên hệ đó?
Những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại độc lập, tách rời nhau, không có sự phụ thuộc, ràng buộc và quy định lẫn nhau. Nếu có thì cũng chỉ là những quy định bề ngoài, mang tính ngẫu nhiên. Tuy vậy, trong số những người theo quan điểm siêu hình cũng có một số người cho rằng các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với nhau và mối liên hệ rất đa dạng phong phú, song lại phủ nhận khả năng chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng.
Những người theo quan điểm duy tâm cho rằng cái quyết định mối liên hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng là một lực lượng siêu tự nhiên (như trời) hay ở ý thức, cảm giác của con người. Chẳng hạn Hêghen xuất phát từ lập trường duy tâm khách quan chỉ ra rằng “ý niệm tuyệt đối” là nền tảng của các mối liên hệ. Còn Béccơly đứng trên lập trường duy tâm chủ quan cho rằng cảm giác là nền tảng của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
Vượt lên trên quan điểm siêu hình, duy tâm, quan điểm duy vật biện chứng cho rằng các sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Chẳng hạn: bão từ diễn ra từ mặt trời sẽ tác động đến từ trường của trái đất và do đó, tác động đến mọi vật, trong đó có con người.
- Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, một hiện tượng trong thế giới khách quan.
Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ tồn tại trong mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới tự nhiên, trong xã hội loài người và trong tư duy. Đó là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng duy vật. Mối liên hệ phổ biến thể hiện ra trong những điều kiện nhất định, thành mối liên hệ đặc thù.     
Vậy mối liên hệ phổ biến có những tính chất nào?
Thứ nhất, tính khách quan:
+ Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới đa dạng, phong phú, khác nhau, song chúng đều là những dạng cụ thể của thế giới vật chất. Và chính tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ. Nhờ có tính thống nhất đó, các sự vật, hiện tượng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau, mà trong sự tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau.
  + Các sự vật và hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, sự tác động qua lại lẫn nhau. Bản chất, tính quy luật của sự vật và hiện tượng cũng chỉ bộc lộ thông qua sự tác động của chúng với các sự vật và hiện tượng khác.
Thứ hai, tính phổ biến: Mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng mang tính phổ biến thể hiện qua những điểm sau:
- Xét về mặt không gian: Mỗi một sự vật, hiện tượng là một chỉnh thể riêng biệt, song chúng tồn tại không phải trong một trạng thái biệt lập tách rời tuyệt đối với các sự vật khác. Trong hiện thực khách quan không có sự vật hiện tượng nào cô lập, không tác động và không nhận tác động từ sự vật, hiện tượng khác. Vừa tách biệt nhau, vừa phụ thuộc vào nhau – đó là hai mặt của quá trình tồn tại, vận động, phát triển của mỗi sự vật, hiện tượng.
- Xét về mặt cấu tạo, cấu trúc bên trong của mỗi sự vật, hiện tượng: Các yếu tố, bộ phận cấu thành nên sự vật không tồn tại trong trạng thái biệt lập hay hổn độn mà chúng được kết cấu theo một trật tự logic nhất định, một kiểu tổ chức nhất định tạo thành một chỉnh thể.
      - Xét về mặt thời gian: Mỗi một sự vật, hiện tượng nói riêng và cả thế giới nói chung trong quá trình tồn tại, phát triển của mình đều phải trải qua những giai đoạn, những thời kỳ khác nhau. Các giai đoạn, các thời kỳ đó có mối liên hệ không tách rời nhau mà làm tiền đề cho nhau, sự kết thúc của giai đoạn này lại là điểm mở đầu cho giai đoạn tiếp sau.
Thứ ba, mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú và phức tạp:
- Mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng được thể hiện rất phong phú, rất đa dạng. Khi nghiên cứu về hiện thực khách quan có thể phân chia chúng ra thành từng loại khác nhau như: Mối liên hệ bên trong và liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu, mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp, mối liên hệ tất nhiên và ngẫu nhiên, mối liên hệ bản chất và không bản chất…
Chính tính đa dạng trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng quy định tính đa dạng của mối liên hệ. Vì vậy, trong một sự vật có thể bao gồm rất nhiều mối liên hệ.
- Sự phân chia từng cặp mối liên hệ nêu trên chỉ mang tính tương đối vì mỗi loại mối liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ phổ biến. Mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hóa lẫn nhau tuỳ theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động của chính các sự vật.
Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng ta rút ra quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn. Cụ thể là:
      - Trong nhận thức:
- Trong hoạt động thực tiễn:
        
         Tóm lại, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đã chỉ ra tính chất khách quan, tính phổ biến và tính phong phú của sự tồn tại trong các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Do đó muốn nhận thức đối tượng đúng đắn thì cần phải tôn trọng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể nhằm đạt được hiệu quả tối ưu trong khi nhận thức, xem xét, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc và cuộc sống./.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét